Lộ trình Đường Vành đai 4 TPHCM
Dự án theo quy hoạch có tổng chiều dài là 197,6km, gồm 5 đoạn:

 

Đoạn 1: Phú Mỹ – Trảng Bom (Vành đai 4 Phú Mỹ – Trảng Bom)
Bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (khu vực Cảng Phú Mỹ), hướng về sân bay quốc tế Long Thành và kết thúc tại Trảng Bom (Đồng Nai). Đoạn đường này giao với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (tại Km39 + 150).

 

Đoạn 2: QL1 (Trảng Bom, Đồng Nai) – QL13 (Tân Uyên – Bình Dương)

Bắt đầu tại QL1A (thuộc thị trấn Trảng Bom) vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, kết thúc tại quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương).

 

Đoạn 3: QL1 (Tân Uyên – Bình Dương) – QL22 (Củ Chi, TP.HCM)

Bắt đầu tại điểm QL1 (đường vành đai 4 Bến Cát – Tân Uyên, BD), vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, và kết thúc tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi.

Đường Vành đai 4 có ý nghĩa to lớn với sự phát triển hạ tầng, giải phóng giao thông và phát triển kinh tế khu vực tỉnh Bình Dương. Có khả năng kết nối 5 tỉnh thành quan trọng của khu vực phía Nam: Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Long An. Do nằm giữa 4 tỉnh còn lại nên Bình Dương sẽ trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây, Đông Nam Bộ.

 

Đoạn 4: QL22 (Đường vành đai 4 Củ Chi) – cao tốc TP.HCM (Đường vành đai 4 Bến Lức – Long An)

Bắt đầu tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) đi song song ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, đi song song với đường ĐT.824 và ĐT.830, qua thị trấn Bến Lức, giao cắt với đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương.

 

Đoạn 5: Bến Lức – Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM

Bắt đầu tại quốc lộ 1A tại Khu công nghiệp Long Hiệp, giao với quốc lộ 50 (Km 19 + 900) đến điểm cuối nối với đường trục Bắc Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước TP.HCM.

Các tuyến cao tốc khu vực phía Nam

Tiến độ dự án Vành đai 4 vùng TP Hồ Chí Minh
(24/05/2024) Các địa phương sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các đoạn dự án đi qua địa bàn của mình. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe, có làn dừng xe khẩn cấp liên tục và dải phân cách giữa hai chiều xe chạy. Đồng thời, giai đoạn này sẽ giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch 8 làn xe để thuận lợi cho việc mở rộng trong tương lai.

Tại Bình Dương, dự án có chiều dài 47,5 km với tổng mức đầu tư là 18.993 tỷ đồng. Tỉnh đã phê duyệt hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng một số đoạn. Theo kế hoạch, Bình Dương sẽ khởi công dự án đường Vành đai 4 vào quý 3/2024, dự kiến trong tháng 7.

Tại TP.HCM, dự án Vành đai 4 có chiều dài 17,3 km với tổng mức đầu tư hơn 14.800 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là khoảng 6.736 tỷ đồng. Để đẩy nhanh tiến độ và tăng tính hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư, TP.HCM và các địa phương dự kiến đề xuất một số cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 4 TP.HCM.

Đối với các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, do gặp khó khăn về ngân sách, các tỉnh này đề nghị trung ương hỗ trợ 50% vốn giải phóng mặt bằng, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng. Riêng tỉnh Long An kiến nghị ngân sách trung ương hỗ trợ 90% tổng mức vốn ngân sách tham gia dự án, khoảng 28.458 tỷ đồng. Trong khi đó, TP.HCM sẽ tự cân đối vốn.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, vùng Đông Nam Bộ nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Do đó, cần có cơ chế, chính sách linh hoạt và đa dạng để tháo gỡ khó khăn về vốn cho các dự án giao thông, trong đó có dự án Vành đai 4 TP.HCM.

(09/05/2024) Để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM, Bộ GTVT đã đề xuất UBND TPHCM cùng với UBND các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu hợp tác chọn đơn vị tư vấn để rà soát và đánh giá tổng thể các dự án. Mục tiêu là đảm bảo đồng bộ và nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho toàn bộ tuyến đường Vành đai 4 TPHCM. Bộ GTVT cam kết phối hợp chặt chẽ với UBND TPHCM và các tỉnh trong việc hoàn thiện cơ chế và chính sách đặc thù cho dự án.

Về quy hoạch hướng tuyến, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam hợp tác với Sở GTVT các địa phương cập nhật hướng tuyến vào hồ sơ Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Dự kiến hồ sơ sẽ được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý III-2024.

Bảng chỉ dẫn đường Vành đai 4 đoạn Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

Về tiêu chuẩn kỹ thuật, đường cao tốc sẽ tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với tốc độ thiết kế là 100km/giờ. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh bao gồm mặt cắt ngang rộng 74,5m (bao gồm 8 làn xe cao tốc và đường song hành hai bên), các cầu vượt sông có chiều rộng 69,5m. Tuy nhiên, một số đoạn đã được tỉnh Bình Dương đầu tư và gặp khó khăn trong việc mở rộng, vì vậy UBND tỉnh Bình Dương đã đề xuất nghiên cứu các phương án cầu cạn và tổ chức giao thông phù hợp.

Quy mô phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 sẽ điều chỉnh để phù hợp với quy hoạch, bao gồm 4 làn xe và bề rộng nền đường từ 25,5 đến 27m. Phần giải phân cách sẽ rộng 1,5m và các vị trí bố trí trụ công trình có bề rộng 3m. Đối với đường song hành hai bên, bề rộng sẽ từ 5 đến 10,5m tùy thuộc vào nhu cầu giao thông từng đoạn, từng địa phương.

(21/07/2023) ​Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành Đai 4 TP. Hồ Chí Minh, đoạn cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP). Tải tài liệu về ⇓

(18/05/2023) Vành đai 4 qua địa bàn Bình Dương có điểm đầu tại vị trí nối giữa đường vành đai 4 TP.HCM và đầu cầu Thủ Biên, điểm cuối tại khu vực trước mố cầu Phú Thuận tại xã An Tây, thị xã Bến Cát.

Chiều dài tuyến gần 48km, quy mô đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100km/h. Dự án sẽ được phân kỳ đầu tư giải phóng mặt bằng với quy mô 8 làn xe cao tốc. Giai đoạn đầu sẽ đầu tư 4 làn cao tốc hoàn chỉnh.

Dự kiến diện tích thu hồi đất cho dự án vành đai 4 qua địa bàn tỉnh Bình Dương khoảng 419ha. Dự án có tổng kinh phí dự kiến hơn 18.200 tỉ đồng (chưa bao gồm lãi vay), trong đó vốn tham gia của Nhà nước hơn 8.700 tỉ đồng, còn lại vốn của nhà đầu tư.

Dự án này cũng dự kiến được đầu tư theo hình thức BOT, thời gian thực hiện trong giai đoạn 2023-2026. Nhà đầu tư được đề xuất là Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex IDC (vốn Nhà nước chủ yếu thuộc UBND tỉnh Bình Dương).

(14/02/2023) Thông tin được ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An cho biết : “Vành đai 4 TP HCM, đoạn qua Long An (đường tỉnh 830E) dài 9,3 km, tổng mức đầu tư 3.600 tỷ đồng sẽ được khởi công trong tháng 2, hoàn thành năm 2025.”

Công trình có điểm đầu giao cao tốc TP HCM – Trung Lương tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức; điểm cuối giao đường tỉnh 830 thuộc xã Long Định, huyện Cần Đước. Kinh phí xây dựng hơn 1.200 tỷ đồng, còn lại là tiền giải phóng mặt bằng. Hiện, việc hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng trên 75%.

Giai đoạn 1, dự án gồm hai đường song hành, mỗi đường hai làn xe hỗn hợp rộng 7 m cùng làn xe thô sơ rộng 2,5 m. Riêng phần nối ra đường tỉnh 830 rộng 30 m, 6 làn xe.

Trong tương lai, công trình sẽ được đầu tư thành đường cao tốc 8 làn xe, hai làn dừng khẩn cấp; phần đường song hành có 4 làn xe hỗn hợp.

(03/02/2023) Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi thông tin các địa phương có tuyến đi qua đã thống nhất ký kết ban hành kế hoạch triển khai dự án. Các địa phương sẽ quyết tâm, phấn đấu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư năm 2023.

(13/01/2023) Các địa phương có tuyến vành đai 4 TP.HCM đã thống nhất và ký kết kế hoạch trình dự án đường vành đai 4 vào cuối 2023. Đó là một trong những thông tin quan trọng tại trong Hội nghị dự án đầu tư đường vành đai 3, đường vành đai 4 TP.HCM, chiều ngày 12-1.

Tại đây, các địa phương đã thống nhất cơ chế về vốn cho dự án có sự tham gia của Trung ương, địa phương và nhà đầu tư.

Trong đó, về nguồn vốn, tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án. Đồng thời, trình Quốc hội cho phép có cơ chế đặc biệt đối với dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM.

Đối với việc xây dựng dự án vành đai 4, bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết: Địa phương đã thống nhất với kế hoạch triển khai vành đai 4 do UBND TP.HCM đề xuất.

Hiện Vành đai 4 đoạn qua Đồng Nai đã cơ bản xác định xong hướng tuyến với đơn vị tư vấn, chỉ còn xác định về chi phí đầu tư.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thống nhất cuối năm 2023 sẽ trình thông qua chủ trương đầu tư dự án vành đai 4 TP.HCM.

Tiếp đến, tháng 6-2024, sẽ phê duyệt dự án và đến cuối năm 2024 duyệt thiết kế kỹ thuật. Các địa phương sẽ phấn đấu khởi công vành đai 4 dịp 30/04/2025 và đến năm 2028 sẽ hoàn thiện dự án.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, các địa phương cần xác định tiến độ để cơ bản hoàn thành hai tuyến vành đai 3, vành đai 4 trước năm 2030.

“Để đạt mục tiêu trên, các địa phương cần “xốc” vào triển khai cùng với đơn vị tư vấn, trong đó sớm có định hướng về quy mô, nguồn vốn, hướng tuyến dự án vành đai 4 để tập trung nghiên cứu” – Chủ tịch Phan Văn Mãi yêu cầu.

Tổng hợp: LongThanhRealty.com

Gọi zalo
0912875800