Sân bay Long Thành sẽ có 2 cổng dành cho thương mại đó là: cổng phía Tây kết nối Nhơn Trạch, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh và cổng phía Đông giúp kết nối toàn bộ các tỉnh miền tây, vùng tây nguyên cũng như đón đầu cả nước, cùng với đó là 1 cổng an ninh.
Qua bài viết này cùng Long Thành Realty tìm hiểu thông tin tuyến đường DT769E – con đường vào công Đông của sân bay Long Thành.
Thông tin tổng quan DT769E
• Điểm đầu: cổng phía Đông sân bay quốc tế Long Thành
• Điểm cuối: đường DT770B
• Tổng chiều dài: 8,13 km
• Quy mô mặt cắt ngang 95 – 115m. Giai đoạn 1 mặt đường rộng 12,5m x 2 = 25m, phạm vi giải phóng mặt bằng theo quy hoạch tổng thể.
• Nguồn vốn đầu tư dự án từ ngân sách tỉnh Đồng Nai (theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 366/SKHĐT-TĐ ngày 24 tháng 01 năm 2024).
Đoạn 1: Từ sân bay quốc tế Long Thành đến Depot đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành
Chiều dài 3,5 km
Quy hoạch tiêu chuẩn đường đô thị 08 làn xe lưu thông, lộ giới 115m
Giai đoạn 2021 – 2025: triển khai xây dựng với 3,33 km đầu với kinh phí xây dựng là 45,9 tỷ đồng
Giai đoạn 2026 – 2030: tiếp tục đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng
Đoạn 2: Từ depot đường sắt nhẹ Thủ Thiêm-Long Thành đến DT770B
Chiều dài 4,63 km
Quy hoạch tiêu chuẩn đường đô thị 08 làn xe lưu thông, lộ giới 95m
Giai đoạn 2021 – 2025: triển khai xây dựng 4,57 km đầu với kinh phí xây dựng là 159,3 tỷ đồng
Giai đoạn 2026 – 2030: tiếp tục đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng.
Nút giao tuyến DT769E và các tuyến đường trọng điểm
Đường DT769E sẽ có các nút giao thông lớn và rất lớn bao gồm:
+ Nút giao DT769E với đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh
Vị trí nút giao tại xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ. Đây là nút giao cực lớn giúp kết nối với 5 tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ.
+ Gần với nút giao Cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây
Từ đây dễ dàng kết nối lên cao tốc để về lại hướng TP Hồ Chí Minh hoặc đi về hướng Thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất để kết nối theo hướng Quốc lộ 20 (hiện tại) và trong tương lai kết nối theo hướng Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương để đi lên hướng các tỉnh Nam Tây Nguyên.
+ Nút giao với đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Khi kết nối lên Cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây thì cũng dễ dàng rẽ vào nút giao với đường Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết (tại địa phận xã lộ 25, Thống Nhất) để đi về hướng các tỉnh Nam Trung Bộ.
+ Nút giao với đường DT770B
Kết nối nội bộ 4 huyện & 1 thành phố của tỉnh Đồng Nai bao gồm: Long Thành – Cẩm Mỹ – Thống Nhất – Thành phố Long Khánh & Định Quán. Đây được xem là nút giao rất quan trọng với 1 trong 3 hạ tầng giao thông cấp tỉnh DT 770B mang yếu tố kết nối vùng và thúc đẩy kinh tế cho Đồng Nai.
+ Trạm dừng chân Depot đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành
Và cuối cùng, ở cuối phân đoạn 1 của đường DT769E chính là trạm dừng chân Depot đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành. Bên cạnh yếu tố giao thông đường bộ và hệ thống cao tốc Bắc – Nam thì đường sắt là hạ tầng giao thông đang được Chính Phủ đặc biệt quan tâm phát triển trong giai đoạn sắp tới.
DT769E – đường kết nối cổng phía Đông sân bay quốc tế Long Thành
Tại địa phận Long Thành, xung quanh 2 bên tuyến đường DT769E đang được quy hoạch để khai thác gần 300 ha đất thương mại dịch vụ – Khai thác kinh doanh về các dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm miễn thuế tương tự như các sân bay quốc tế lớn trên thế giới.
Việc triển khai xây dựng tuyến đường DT769E không quá khó khăn khi gần 80% chiều dài tuyến đường đều nằm trong ranh giới đất công nhà nước nên việc đền bù thu hồi đất sẽ nhanh chóng, duy chỉ có 20% tại khu vực xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ là đất của người dân nên sẽ phải bố trí tái định cư và đền bù cho thỏa đáng.
Trong giai đoạn hiện tại, Chính Phủ đang tập trung đền bù và thu hồi đất tại khu vực cổng phía Tây của sân bay Quốc tế Long Thành trước để xây dựng Tuyến số 1 và Tuyến số 2. Khu vực cổng phía Đông và đường DT769E này sẽ triển khai sau nhưng vẫn phải đáp ứng được theo hạn chót để đồng bộ hóa về hạ tầng trước khi sân bay Quốc tế Long Thành chính thức đi vào hoạt động giai đoạn 1.